Bạn nào chuẩn bị đi du lịch nước ngoài thì lưu ý. Dù cho bạn kĩ tính thì đề phòng trước vẫn hơn. Để nếu lỡ mất thì cũng không hoảng hốt, lo sợ.
Khi đi du lịch ở nước ngoài, nếu là người lo xa, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
– Hãy luôn luôn để hộ chiếu bên người. Bạn có thể mua loại túi chuyên dụng đựng hộ chiếu đeo bên trong áo. Đó cũng là ngăn chứa tiền an toàn. Nếu để hộ chiếu vào giỏ, ba lô thì luôn luôn đeo trên vai bạn và không nên gỡ ra đến khi nào về tới khách sạn.
– Luôn có sẵn hình 4 x 6 phông trắng (loại để làm passport) và tuyệt đối không kẹp chung với hộ chiếu mà phải để ở một nơi khác. Khi bị mất hộ chiếu bạn sẽ không phải vất vả chạy đôn đáo đi tìm một nơi chụp ảnh và chờ rửa.
– Luôn có bản photo hộ chiếu và chứng minh nhân dân và cũng không kẹp cùng hộ chiếu.
– Ghi nhớ địa chỉ và số điện thoại của đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại (nước mà bạn đi du lịch đến)
Nếu đã lỡ làm mất hộ chiếu:
– Điều đầu tiên bạn phải làm là giữ bình tĩnh, không nên hốt hoảng. Hết sức tĩnh tại và từ tốn nghĩ lại xem mình có thể bị mất ở nơi nào, hoàn cảnh nào. Trở lại điểm nghi ngờ nếu gần, sau đó báo ngay cho đồn cảnh sát. Việc báo cảnh sát trong một vài trường hợp thật sự chỉ có tác dụng ở một số nước phát triển khi có hệ thống pháp luật và văn minh xã hội ở tầm cao. Tuy vậy không nên bỏ sót bất cứ cơ hội nào.
– Sau khi trình báo ở đồn công an gần nhất, liên lạc ngay với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán gần nhất để hỏi về thủ tục xin cấp đổi hộ chiếu mới đồng thời hỏi luôn về đường đi nước bước để tìm đến văn phòng đại sứ, lãnh sự.
– Luôn cất tiền và thẻ tín dụng (nếu có từ 2 cái trở lên) ở nhiều nơi khác nhau đề phòng trường hợp bị mất hộ chiếu cùng với bóp, giỏ, ba lô… Dùng số tiền dự phòng ấy để lên mạng tìm thông tin địa chỉ, di chuyển và ăn uống giữ sức đến khi bạn tìm được văn phòng đại sứ, lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại.
– Mua bảo hiểm du lịch trước khi lên đường sẽ luôn là một lựa chọn thông minh bởi trong những trường hợp đau ốm, mất mát, tai nạn… bảo hiểm sẽ có tác dụng khá lớn đấy.
– Chuẩn bị một vài câu giao tiếp cơ bản hoặc chỉ vài từ quan trọng thôi cũng có thể giúp bạn gỡ rối trong nhiều tình huống tưởng chừng không lối thoát.
Nguồn: thanhnien
EU: Mang theo từ 9000 Euro trở lên đừng quên khai báo
Cập nhật lúc 14-07-2013 23:13:32 (GMT+1)
Khi bạn xuất nhập cảnh giữa các nước liên minh châu Âu, mà mang theo 10 000 Euro trở lên bằng tiền mặt hoặc các loại tiền tệ khác có giá trị tương đương thì đừng quên khai báo tại các trạm kiểm soát.
Ai phải khai báo?
Bất cứ ai nhập hoặc xuất cảnh Liên minh châu Âu qua các trạm kiểm soát ngoại vi:
Với 10 000 € trở lên bằng tiền mặt hoặc trị giá tương đương bằng các loại tiền tệ khác hoặc các tài sản dễ chuyển đổi (ví dụ như trái phiếu, cổ phiếu, séc du lịch)
Tôi phải khai báo ở đâu?
Bản khai báo được điền đầy đủ và nộp cho hải quan (hoặc cơ quan có thẩm quyền khác) tại trạm kiểm soát nơi bạn nhập hoặc xuất cảnh Liên minh châu Âu (EU).
Tại sao tôi phải khai báo?
Để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và tài chợ cho khủng bố bằng cách phá vỡ sự di chuyển của các nguồn tiền trái phép; để tuân thủ Luật pháp của Liên minh châu Âu; và để tránh bị phạt vì không tuân thủ.
Tại sao tôi phải khai báo?
Tiền mặt có thể bị giữ lại hoặc tịch biên; và quý vị có thể bị xử phạt
Tất cả những du khách nhập hoặc xuất cảnh Liên minh châu Âu (EU) với 10 000 € trở lên bằng tiền mặt phải khai báo khoản tiền này với Hải quan để tuân thủ Quy định của châu Âu (EC) số 1889/2005 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2007.
Sáng kiến này được đưa ra thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ các nỗ lực ở cấp độ Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với tội phạm và tăng cường an ninh bằng cách phá vỡ hoạt động rửa tiền, nạn khủng bố và tình trạng phạm tội.
Nguồn: Viet-duc.eu
TOUR HE 2013: Lưu ý khách chuẩn bị trước khi đi TOUR
Những thứ Quý khách cần chuẩn bị cho chuyến du lịch
Quý khách nghiên cứu hành trình của chuyến đi
Giấy tờ:
– Mang theo hộ chiếu+ thẻ Bio hoặc thẻ xanh
– Quý khách chịu tránh nhiệm về giấy tờ của mình
Mặc dù trên thực tế trong khối Schengen đã bỏ kiểm soát biên giới, nhưng nếu khách không có visa cư trú dài hạn (trên 90 ngày) hoặc không có visa Schengen thì việc đi qua biên giới là vi phạm pháp luật, nếu như bị phát hiện khi kiểm tra
Trường hợp khách không có giấy tờ hợp lệ sẽ phải tự chịu trách nhiệm về các hậu quả và các chi phí phát sinh.
– Hộ chiếu phải còn có giá trị ít nhất 6 tháng
– Có visa Schengen hoặc cư trú dài hạn tại CH Séc
– Nhớ mang theo thẻ bảo hiểm y tế.
– Ai có mua bảo hiểm du lịch thì mang theo
Quý khách nên mua thêm bảo hiểm du lịch để an tâm về chăm sóc y tế khi du lịch nước ngoài
Điện thoại di động
Quý khách nên mang theo điện thoại di động có ROAMING gọi được ở nước ngoài !! Nếu điện thoại dùng thẻ Credit nhớ nạp đủ tiền.
– Nhớ mang theo sạc pin điện thoại
– Nên ghi vào bộ nhớ điện thoại
Ghi số điện thoại di động của:
Trưởng đoàn + Lái xe + Hướng dẫn viên,
Người cùng phòng hoặc ngồi cạnh và SMS báo các số mobil này cho người nhà biết !!
Nhớ ghi số điện thoại của người thân vào danh sách đoàn
Mang theo các visit của khách sạn trong đó có địa chỉ
Tiền
Mang vừa đủ số tiền dự kiến chi tiêu bằng EURO hoặc Kč để có thể mua đồ uống nóng lạnh trên xe bus, đủ để chi tiêu ăn uống các bữa trưa các bữa ăn uống trên đường lúc đi và về+ mua sắm chi tiêu cá nhân – đi tàu xe nếu cần + Dự trữ phòng thân
Tránh mang quá nhiều tiền sẽ phải lo giữ sẽ không thoải mái
Nếu bạn mua sắm nhiều nên mang theo thẻ tín dụng quốc tế như Master Card, Visa card…
Cá nhân tự lo giữ tiền của cá nhân
Nhớ mang tiền EURO lẻ loại 50 cents để đi vệ sinh tại các trạm xăng nghỉ dừng chân
Nếu sau đó bạn có mua đồ hoặc ăn uống thì trạm xăng sẽ trừ tiền đi WC vào số tiền mua (Ở Đức)
Đồ ăn uống trên xe
Cá nhân tự lo đồ ăn uống trong ngày đầu và cuối đi trên đường và các bữa không có trong giá Tour
Kinh nghiệm: cơm, xôi gà luộc, nên mang mì, phở ăn liền cốc, bánh mì, pate hoặc Bageta, bánh trưng, bánh bao..vv…
Cơm tuỳ theo sở thích cá nhân – Đồ uống: nếu muốn tiết kiệm nên mang đủ cơ số dùng dần – Coca, nước, bia džus vvv
Bánh kẹo, hoa quả
Có thể mua đồ uống nóng + lạnh của nhà xe : Giá cca 1 EUR 1 đồ uống ( 1 chai bia, chai nước chè, Lon coca..) Xúc xích hấp nóng
Nước sôi có thể mua của lái xe: 10 Kč
Đồ dùng cá nhân
– Quần áo thay trong các ngày – Tour Bắc Âu nên mang theo áo rét !!
– Giầy đi bộ – dép đi trong nhà
– Ô hoặc Áo mưa
– Mũ chống nắng
– Áo rét phòng khi lạnh
– Thuốc chống say xe – Nokinal vv..
– Thuốc uống cá nhân phòng xa: cảm cúm, đau bụng nhức đầu – Cao dầu gió
– Ba lô đựng các đồ cá nhân khi đi chơi Paris
Các đồ vật quan trọng
– Camera + máy ảnh / tai nghe / sạc pin + thẻ nhớ
– Adapter ổ cắm điện
– Máy tính LAPTOP
– Máy ảnh + sạc pin + thẻ nhớ
– Navigation điện tử Bản đồ Paris
– Sách báo đọc dọc đường hoặc buổi tối
– Đĩa DVD phim hay xem dọc đường
Thời gian làm thủ tục tại sân bay
Hành khách cần làm thủ tục chuyến bay tại quầy làm thủ tục đúng theo thời gian sau:
Thời gian mở quầy
Chuyến bay quốc tế: quầy làm thủ tục được mở 2h30’ trước thời gian dự định cất cánh.
Chuyến bay nội địa: quầy làm thủ tục được mở 2h00’ trước thời gian dự định cất cánh.
Thời gian đóng quầy
Chuyến bay quốc tế: quầy làm thủ tục được đóng 40 phút trước thời gian dự định cất cánh.
Các chuyến bay nội địa: quầy làm thủ tục được đóng 30 phút trước thời gian dự định cất cánh.
Lưu ý: Các sân bay quốc tế Charles de Gaulle; London Gatwick; Frankfurt quầy làm thủ tục được đóng 1h00 trước thời gian dự định cất cánh
Nếu hành khách không có mặt tại quầy làm thủ tục chuyến bay đúng thời gian quy định, hành khách sẽ không được thực hiện chuyến bay đó. Tùy theo điều kiện giá vé của hành khách, việc hành khách không có mặt tại quầy làm thủ tục chuyến bay đúng thời gian quy định còn có thể dẫn đến một số hậu quả sau:
Khiến cho vé không còn giá trị hoặc không thể bồi hoàn nếu có điều khoản hạn chế này trên vé. Hành khách sẽ phải đặt lại chỗ và mua lại vé mới nếu vẫn muốn tiếp tục bay.
Hành khách phải trả thêm chi phí đổi vé và các phần chênh lệch giữa giá vé mới và vé cũ.
Đề phòng nguyên nhân kẹt xe và dự phòng thời gian làm thủ tục chuyến bay, thời gian soi chiếu an ninh hành lý, chúng tôi khuyến cáo hành khách nên có mặt tại sân bay trước giờ khởi hành của chuyến bay nội địa ít nhất 60 phút.
Đối với những hành khách đi các chuyến bay quốc tế, chúng tôi khuyến cáo hành khách nên có mặt tại sân bay trước giờ khởi hành của chuyến bay ít nhất là 120 phút.
Đi du lịch ra nước ngoài thì tiền mang theo có bị giới hạn không?
1. Công dân Việt Nam có nhu cầu mang ngoại tệ dưới mức 7.000 USD để phục vụ cho các mục đích hợp pháp đã được quy định tại Quyết định 1437/QĐ-NHNN thì không cần phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh và thành phố.
2. Công dân Việt Nam có nhu cầu mang ngoại tệ để phục vụ mục đích trợ cấp khó khăn cho thân nhân theo quy đinh tại Điều 9 Quyết định 1437/QĐ-NHNN thì không cần phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
3. Trường hợp công dân Việt Nam có nhu cầu mang ngoại tệ từ mức 7.000 USD trở lên hoặc có nhu cầu mua, chuyển ngoại tệ cho các mục đích hợp pháp quy định tại Quyết định 1437/QĐ-NHNN thì vẫn thực hiện theo đúng thủ tục, điều kiện cấp giấy phép mang ngoại tệ quy định tại Quyết định 1437/QĐ-NHNN
Những giấy tờ gì cần mang theo khi đi máy bay?
– Đối với hành trình bay quốc tế: khách hàng cần mang theo hộ chiếu, visa được cấp
– Đối với hành trình bay nội địa: khách hàng cần mang theo một trong những giấy tờ sau:
+ Chứng minh thư (Trường hợp mất chứng minh thư sẽ thay thế bằng giấy chứng nhận mất CMT có dán ảnh đóng dấu của công an phường/ xã).
+ Thẻ công an và Thẻ quân đội
+Thẻ nhà báo
– Đối với học sinh, sinh viên: Thẻ đoàn còn hiệu lực
– Đối với trẻ nhỏ cần mang bản sao giấy khai sinh có công chứng.
Trọng lượng hành lý khi đi du lịch ?
Thông thường trên các chuyến bay quốc tế từ các nước đến Bắc Mỹ hoặc ngược lại, hành lý miễn cước được tính tối đa là 2 kiện, mỗi kiện tối đa là 70 pounds (tức là khoảng 30 kg/kiện). Khách phải sắp xếp hành lý sao cho không có kiện nào vượt quá 30 kg đảm bảo tổng số hành lý của mình không quá 60 kg. Còn trên các chuyến bay nội địa Bắc Mỹ thì chỉ được mang tối đa 2 kiện, mỗi kiện tối đa 50 pounds (khoảng 22 kg/kiện).
Nói chung, quy định về hành lý giữa vé người lớn và vé trẻ em từ trên 2 tuổi đến dưới 12 tuổi thường là như nhau mặc dù vé trẻ em chỉ bằng 75% giá vé người lớn. Tuy nhiên , tốt nhất quý khách nên hỏi trực tiếp đại diện hãng hàng không mà quý khách mua vé máy bay
Nếu được cấp thị thực công tác hoặc du lịch (B1/B2), tôi có thể ở Hoa Kỳ được bao lâu?
Thị thực có nghĩa là được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Nên phân biệt sự khác nhau giữa thời gian hiệu lực của thị thực (có thể trong vòng một năm) và thời gian được phép lưu lại tại Hoa Kỳ (có thể trong một vài ngày). Ngày hết hạn của thị thực là ngày cuối cùng mà bạn được phép vào Hoa Kỳ. Khi nhập cảnh, các viên chức Sở Di Trú Hoa Kỳ (DHS), không phải là viên chức Lãnh sự, sẽ quyết định thời gian bạn được phép lưu lại tại Hoa Kỳ để bạn hoàn thành mục đích của chuyến đi.
Nếu bạn muốn lưu trú thêm ở Hoa Kỳ vì một lý do gì đó thì bạn phải gửi đơn yêu cầu xin gia hạn đến văn phòng Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Các hình phạt sẽ được áp dụng đối với bạn nào lưu lại Hoa Kỳ quá thời hạn cho phép. Ngay cả việc “ở quá hạn” một ngày cũng có thể ảnh hưởng rất xấu đến cơ hội được cấp thị thực trong những lần sau.
(Nguồn: Trích dẫn từ website của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ)
Tại sao tôi cần mua bảo hiểm du lịch khi đi công tác hoặc du lịch?
Bạn cần có bảo hiểm du lịch vì 2 lý do cơ bản như sau:1. Để bảo vệ tài chính cho bạn trước các rủi ro tiềm ẩn và không lường trước được khi đi xa nhà, ví dụ:
– Hành lý đến chậm, mất hành lý cá nhân- Không được hoàn vé bay và chi phí khách sạn đã đặt cọc khi chuyến bay bị trì hoãn
– Bị ốm hoặc dị ứng có thể phải điều trị hoặc nhập viện do thay đổi khí hậu
– Thương tật, tử vong do tai nạn
– Phải bồi thường cho người khác nếu làm thiệt hại tài sản của họ hoặc làm họ bị thương trong chuyến đi
2. Làm thủ tục xin cấp visa nhập cảnh
Hiện tại rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu (ví dụ Đức, Pháp, Anh…) yêu cầu khách du lịch đến các nước này là cần có bảo hiểm du lịch. Chính vì vậy, mua bảo hiểm du lịch là điều kiện tiên quyết để có thể được cấp visa vào các nước này. Nếu tôi có đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu, tôi có được cấp thị thực không?
Không nhất thiết là như vậy. Viên chức lãnh sự sẽ phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật di trú và nhập tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem bạn có đủ điều kiện được cấp thị thực không. Một phần điều khoản này nêu rằng:
Mỗi ngoại kiều (người xin thị thực) sẽ được coi như có ý định định cư cho đến khi người đó, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng bạn hội đủ điều kiện được cấp thị thực. . .
Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự, theo tinh thần của điều luật, luôn xem bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi bạn chứng minh được điều ngược lại. Bạn có thể đưa ra những chứng minh dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại thì chúng phải đủ thuyết phục viên chức lãnh sự tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các sự ràng buộc khác ở Việt Nam của bạn là lý do buộc bạn phải rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Bạn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và chính xác. Bạn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
(Nguồn: Trích dẫn từ website của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ)
Với thị thực công tác hoặc du lịch tôi có thể làm gì ở Hoa Kỳ?
Thị thực được cấp cho các bạn lưu trú tạm thời ở Hoa Kỳ với mục đích công tác hoặc du lịch.
“Du lịch” bao gồm các dạng tham quan, thăm bạn bè, thân nhân, chữa bệnh, tham dự các hội nghị, các buổi tọa đàm, các hiệp hội doanh thương hoặc các tổ chức xã hội, tham gia biểu diễn của các nghiệp dư không thù lao về âm nhạc, thể thao, và các sự kiện tương tự khác.
Tại cuộc phỏng vấn, bạn phải có khả năng giải thích thật rõ ràng lý do muốn đến Hoa Kỳ. Viên chức phỏng vấn sẽ dựa vào đó quyết định loại thị thực thích hợp cho mỗi bạn.
(Nguồn: Trích dẫn từ website của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ)
Thế nào là bảo hiểm du lịch? Bảo hiểm du lịch là sản phẩm bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ xảy ra đối với người được bảo hiểm khi đi du lịch hoặc công tác (nước ngoài hoặc trong nước). Cho biết sự khác nhau giữa các hạng ghế?
Trong hàng không, hạng ghế hay còn gọi là hạng phục vụ thông thường có 3 loại như sau:
Hạng nhất (First Class): được qui định là F
Hạng thương gia (Business Class): được qui định là: C , J, D,
Hạng phổ thông (Economy Class): được qui định là: Y , Q, H,………, Z
Nhờ có sự phân chia khác hạng này mà người ta qui định các loại giá khác nhau. Theo đó, Hạng nhất đắt nhất, tiếp đến Hạng thương gia rồi đến Hạng phổ thông.
Thủ tục tại sân bay gồm có những gì?
Để đảm bảo đầy đủ thủ tục cho chuyến du lịch, quý khách cần tuân thủ những quy tắc sau:
– Hành khách có mặt trước giờ bay 02 tiếng để làm thủ tục xuất cảnh.
– Điền đầy đủ các form xuất nhập cảnh.
– Thuế sân bay từ 10 – 15 USD/ khách tùy mỗi sân bay (thông thường đã bao gồm trong vé máy bay). Đối với một số Công ty du lịch, khoản này khách tự trả.
– Mỗi hành khách được mang theo 20kg hành lý và 5kg xách tay. Nếu vượt cước sẽ phải chịu thuế 60% trên số kg vượt (riêng hàng điện tử sẽ đánh thuế từng mặt hàng).
– Các giấy tờ trong quá trình làm thủ tục xuất nhập cảnh rất quan trọng, hành khách phải giữ gìn cẩn thận. Nếu có hộ chiếu nước ngoài, phải mang cả tờ khai xuất nhập cảnh (tờ màu vàng) và kiểm tra visa nhập cảnh Việt Nam, chuẩn bị 02 ảnh 3×4 hoặc 4×6.
– Máy quay phim phải khai báo trong tờ khai xuất nhập cảnh để khi trở về không phải nộp thuế, máy chụp hình không cần khai báo.
– Không nên để những vật dụng dễ vỡ như đồ sứ, hàng điện tử, chai lọ… bên trong hành lý.
– Không nên để vật nhọn, bén và vũ khí, dao, kéo, các vật gây nổ (súng, bom, lựu đạn…) trong hành lý xách tay. Hành lý nên gọn nhẹ, vali hoặc túi xách cần khóa cẩn thận, nên dán logo của công ty du lịch hoặc tên khách hàng, tên đoàn lên vali để tránh nhầm lẫn và dễ nhận biết khi thất lạc và nhớ số lượng hành lý của mình.
– Khi đến sân bay nước bạn, đi đúng cổng dành riêng cho người nước ngoài, và khi trở về Việt Nam hành khách cũng sẽ phải đi đúng cổng dành cho người mang hộ chiếu công dân Việt Nam.
– Tất cả giấy tờ được trả lại từ Hải quan, công an cửa khẩu.
Dự định du lịch nước ngoài cần chuẩn bị những thủ tục gì?Để chuẩn bị cho chuyến du lịch nước ngoài, chắc chắn một điều du khách cần phải có Hộ chiếu còn hiệu lực (có giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng sau ngày kết thúc chuyến đi), Visa của nước mà du khách định đến (trừ một số nước được miễn visa), Tờ khai hải quan và xuất nhập cảnh Việt Nam có phát tại sân bay, Tờ khai nhập xuất cảnh nước đến sẽ được phát trên máy bay.
(Ghi chú: Trích từ tsttourist)
Hướng dẫn khác: Lệ phí hoãn lại lịch vé máy bay
[21/03/2011 – Đã viết: Khách – EAST SEA HOLIDAYS]
Câu hỏi:
Tôi đã đặt vé máy bay khứ hồi rùi đã cầm vé trong tay nhưng do có chuyện xảy ra phải lùi lại thời gian bay, vậy cho hỏi: Lệ phí lùi lại chuyến bay đó là bao nhiêu ? Bay từ Đức về Việt Nam.
Tôi gọi điên hỏi người phụ trách làm đại lí vé máy bay noi phải mất 170 Euro ở Đức còn về VN xin đổi lại lịch bay thì mất 100 Euro.
Trả lời:
Rất tiếc là Quý khách không nêu rõ hơn các thông tin về trường hợp cụ thể của Quý khách để chúng tôi có thể tra cứu lại vé của quý khách và có câu trả lời chính xác:
1 – Quý khách viết : Do có chuyện xảy ra phải lùi lại thời gian bay: Chuyến quay lại bay từ Việt nam có thay đổi không ?
2 – Trình bay của Quý khách ra sao ? + Quỹ khách bay với những hãng bay + hạng vé bay của Quý khách ?
Vì thiếu thông tin cụ thể nên chúng tôi chỉ có thể trả lời chung như sau:
Nguyên tắc chung:
Việc đổi hành trình vé bay đã đặt mua có mất lệ phí hay không phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Hạng vé máy bay của quý khách đã mua + Tùy theo Quy định áp dụng cho từng hạng vé của hãng bay đó
Vé máy bay càng rẻ thì điều kiện của hạng vé càng chặt chẽ ( ví dụ : hạn vé ngắn hơn, phải cố định ngày bay không được đổi, hành lý mang theo được ít hơn chẳng hạn, rồi nếu chẳng may quý khách vì lý do bất khả kháng không bay được thì có thể vé đó sẽ mất giá trị … vv )
Vé hạng cao:
vé đặt tiền hơn là do có các điều kiện tốt hơn ví dụ:
được mang nhiều Kg hành lý hơn, được đổi ngày bay miễn phí, giá trị vé sử dụng lâu hơn ( 6 tháng, 1 năm) vì lý do gì đó mà không bay được vé không bị mất giá trị mà chỉ mất lệ phí đổi ngày bay vv..vv
Việc đổi trình bay có mất lệ phí hay không và mất bao nhiêu là theo quy định của Hãng bay cũng như đại lý bán vé
Có hãng bay cho đổi miễn phí kể cả hạng rẻ để khuyến mãi.
Mức thu lệ phí của các đại lý bán vé máy bay cũng có thể khác nhau Có nơi thu phí, có nơi không thu tuy theo quy định của đại lý thu ở Đức lệ phí là từng này, thu tại Việt nam lệ phí là từng này vvv.. .
Một điều hành khách khi mua vé thường ít khi quan tâm đến các điều kiện của hạng vé mà chỉ quan tâm mỗi 1 chỉ số là giá vé phải rẻ nhất.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp giá vé rẻ nhất chưa chắc đã là rẻ nhất vì muốn biết thực sự rẻ hay không chúng ta phải so sánh nhiều chỉ số
– Giờ bay đi bay về có hợp lý hay không ?
– Thời gian bay có lâu hay không ?
– Có phải chuyển máy bay nhiều hay không ?
– Dịch vụ bay của hãng đó có tốt hay không?
– Máy bay loại nào đời mới đời cũ ra sao ?
– Hành lý được mang bao nhiêu kg ?
– Đổi trình bay có phải mất lệ phí không ?
Các thương gia hay bay hạng business giá vé đắt gấp 2-3x vé thường vì họ hay đổi ngày bay mà hạng thương gia thì thường cho phép làm điều này miễn phí !
Vé đắt vìì bay hạng thương gia ghế rộng rãi gấp 2 ghế thường, chỗ để chân duỗi chân cũng rộng hơn
– Dịch vụ tốt hơn ( Check in cửa riêng, quá cân 1 chút thường cũng không sao
– Khi ra khỏi máy bay được ưu tiên ra trước
– Hành lý được ưu tiên hơn
– Đặt chỗ bay, nâng hạng vvv
Nói chung tiền nào của nấy
– Chúng ta nên cân nhắc tìm hiểu để chọn cho mình vé bay hợp lý nhất.
Không nhất thiết khi mua vé chúng ta chỉ theo mỗi 1 tiêu chí là RẺ NHẤT. Nói chung phải cân nhắc ! EAST SEA
( Tin sao chép từ Tổng công ty dịch vụ hàng không Biển Đông)
Làm gì khi thất lạc hành lý máy bay
Gần đây, rất nhiều sự cố xảy ra với hành khách đi du lịch hoặc công ác bằng máy bay, khiến các sân bay trở nên hỗn loạn – như trường hợp tuyết rơi quá nhiều, núi lửa hoạt động hay tình hình chính trị bất ổn. Trong những hoàn cảnh đó, rất nhiều hành lý bị hư hỏng hoặc thất lạc. Lúc này, hành khách cần lưu ý điều gì?
Như ông Marion Schmidt thuộc Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng bang Sachsen cho biết, ngay khi hành khách phát hiện hành lý của mình bị chậm trễ hoặc hư hỏng, trong vòng kỳ hạn 7 ngày, chủ hành lý phải khiếu nại bằng văn bản tới hãng máy bay vận chuyển. Thông thường, nhà vận chuyển sẽ chịu mọi trách nhiệm và bồi thường cho hành khách – trừ khi họ chứng minh được rằng, chính hành lý đã bị hỏng hoặc lỗi từ trước.
Đối với khách du lịch đặt toàn bộ chuyến đi nghỉ của mình qua công ty tổ chức du lịch, công ty này sẽ là nơi chịu trách nhiệm bồi thường. Trên nguyên tắc, quy định bồi thường cho các hành lý bị tổn thất hoặc hỏng hóc có giới hạn riêng, hiện nay ở mức khoảng 1.290 Euro. Hãng máy bay vận chuyển khách phải trả chi phí cho những mua sắm của khách tại điểm du lịch theo các hoá đơn (ngoại trừ những mặt hàng cao cấp).
Nhiều hãng hàng không thậm chí có thêm những quy định riêng, hành khách nên hỏi lại để biết cụ thể. Nếu hành lý đến chậm hơn so với chuyến bay, nhà vận chuyển có trách nhiệm thông báo việc này với hành khách và yêu cầu họ để lại địa chỉ cùng số điện thoại. Dịch vụ vận chuyển hàng hoá của các hãng hàng không sẽ mang trả hành lý về tận nhà hoặc đến điểm du lịch cho khách.
Theo ông Schmidt giải thích, hành khách không nhất thiết phải đóng ‘bảo hiểm hành lý’, vì thông thường bảo hiểm này phụ thuộc nhiều điều kiện, rất khó thực hiện. Khi hàng hoá bắt đầu được gửi vào hãng hành không, cũng là lúc chúng được các hãng này bảo đảm rồi. Luật về vận chuyển và bồi thường hành khách hàng không, được quy định trong Hiệp ước Montréal, do 190 quốc gia ký kết, ngày 28.5.1999, trong đó bao gồm toàn bộ các nước thuộc khối EU.
Luật này cũng có giá trị đối với những hãng hàng không, có tổng hành dinh tại EU, kể cả khi họ thực hiện những chuyến bay đến hoặc đi từ các nước không ký kết Hiệp định đó, như Vietnamairlines chẳng hạn. Quy định chi tiết mới nhất thực hiện Hiệp ước trên về bồi thường hành lý bị mất được điều chỉnh bởi Nghị định Verordnung EG, số 261/2004 ban hành ngày 11.2.2004, có hiệu lực từ ngày 17.2.2005.
Nguồn WordPress
Luật Séc
Nên biết khi gia hạn thị thực dài hạn và xin định cư lâu dài tại Séc
07-03-2011 10:32
Những giấy tờ cần thiết cho việc đệ đơn xin định cư lâu dài của công dân nước thứ baViệc gia hạn định cư dài hạn (dlouhodobý pobyl) được biết hiện dựa trên những quy định như xin định cư lâu dài (dlouhodobý pobyl). Những thông tin sau đây sẽ là những tham khảo quan trọng khi bạn cư trú dài hạn. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo điều 66. phần 1 mục d. luật cư trú số 326/1999
Ảnh: 2 chiếc
Hộ chiếu: Người đệ đơn cho trẻ em mà chưa có hộ chiếu riêng, chỉ cần trình hộ chiếu cha mẹ có tên ghi tên trẻ trong đó.
– Hộ chiếu trong đó có những dữ liệu không đúng, hoặc những thay đổi được thực hiện trên một cách bất hợp pháp được coi là hộ chiếu không có giá trị. Dữ liệu không đúng là cả dữ liệu về họ và tên của người ngoại quốc, nếu đã dẫn đến việc thay đổi của họ ví dụ như liên quan trong việc kết hôn.
Giấy tờ khẳng định mục đích cư trú:
– Ví dụ như: Giấy khai sinh, giấy kết hôn hay giấy tờ khác chứng thực về quan hệ gia đình, giấy xác nhận về học tập ở người ngoại quốc chưa trưởng thành, chưa tự lập.
Giấy tờ đảm bảo điều kiện tài chính cho việc định cư trên lãnh thổ Séc
– Là nhưng giấy tờ đưa ra những ra để chứng minh rằng, tổng số thu nhập hàng tháng của người ngoại quốc và của những người cần được tính đến cùng với những người đó sẽ không thấp hơn tổng cộng khoản tiền sống tối thiểu mà người ngoại quốc và của những người người được tính đến và khoản chi phí cao nhất thông thường cho chỗ ở, hay khoản tiền mà người ngoại quốc chứng minh được như là khoản tiền các chi phí thực tế có căn cứ đã chi trả cho chỗ ở của mình và những người được tính đến.
Những người cùng được tính đến.
– Cha, mẹ và những người con chưa trưởng thành, còn phụ thuộc.
– Vợ chồng hoặc những người chung sống như vợ chồng theo quy định pháp lý đặc biệt (hôn nhân đã được đăng ký)
– Con chưa trưởng thành mà vẫn phụ thuộc gia đình.
– Con đã trưởng thành, nếu những người con này đang sử dụng chung căn hộ với người khấc, nếu không có thông báo bằng văn bản rằng, không chung sống cùng với người khác này lâu dài và không chung chi trả cho nhu cầu bản thân.
Tổng khoản tiền sống tối thiểu của người nước ngoài và những người cùng được tính đến với người nước ngoài.
Khoản tiền sống tối thiểu cho một người, ở đây là những người không được tính cùng với những người khác là 3126 kč / tháng
Nếu được tính cùng với nhiều người hơn:
– Khoản tiền sống tối thiểu cho một người, mà người này được coi là đứng hàng đầu là 2880 kč/ tháng.
– Khoản tiền sống tối thiểu cho một người, mà người này được cơi là đứng thứ hai và tiếp sau là:
– 2600 kč đối với những người từ 15 tuổi, mà người này không là trẻ em sống phụ thuộc gia đình.
– 2250 kč đối với trẻ em còn sống phụ thuộc từ 15 – 26 tuổi.
– 1960 kč đối với trẻ em còn sống phụ thuộc từ 6 -15 tuổi
– 1600 kč đối với trẻ em còn sống phụ thuộc đến 6 tuổi.
Quy định tiêu chuẩn thông thường tối đa về khoản chi phí nhà ở được xác lập cho mục đích đóng góp chi phí chỗ ở bằng quy định pháp lý đặc biệt.
– 5877 kč đối với một người
– 8489 kč đối với hai người trong một gia đình
– 11638 kč đối với ba người trong một gia đình
– 14597 kč đối với bốn người trong một gia đình.
Khoản tiền mà người ngoại quốc chứng minh được như là khoản tiền các chi phí thực tế có căn cứ chi trả cho chỗ ở của mình và những người được tính đến.
Chi phí chỗ ở tạo nên bởi: Tiền thuê nhà hoặc khoản tiền khác trả cho việc cung cấp chỗ ở, và tiếp theo là những khoản chi trả cho khí ga, điện, nước, nước thải, đổ rác và đốt sưởi trung tâm hay nhiên liệu rắn nếu những chi phí đó liên quan đến việc cung cấp sử dụng chỗ ở hau khu vự khác cũng được quy định là chỗ ở, thì nó sẽ không được chuyển vào tiền thuê nhà, cụ thể là vào khoản tiền cho việc cung cấp chỗ ở.
Chứng từ chứng minh thu nhập của người ngoại quốc.
Những giấy tờ đảm bảo điều kiện tài chính định cư lâu dài trên lãnh thổ Séc đặc biệt là:
- a) Người làm công ăn lương – giấy xác nhận bảng lương sạch bình quân thu nhập hàng tháng trong một quý trước đó từ chủ lao động, mà nó phải đạt được khoản tiền quy định, và bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp đồng lao động còn giá trị, cụ thể như giấy phép làm việc của phòng lao động.
- b) Người ngoại quốc mà có thu nhập từ kinh doanh (ví dụ: như kinh doanh cá thể, cổ đông công ty v.o.s hay của các đối tác kinh doanh về lãi) – bản sao bản khai thuế thu nhập cá nhân của năm trước từ phòng tài chính và đã được phòng tào chính tính và đồng ý mức thuế đó và chứng từ của phòng tài chính tính và đồng ý mức thuế đó và chứng từ của phòng bảo hiểm xã hội chứng nhận đã trả bảo hiểm xã hội tính theo mức trả tuế năm trước, và sau đó những giấy tờ của những người ngoại quốc với định cư lâu dài (tralý pobyt) (những người được tính đến cùng) nếu có và cũng cần phải trình chứng từ trả tiền bảo hiểm sức khỏe của hãng VZP.
- c) Người ngoại quốc có thu nhập từ lãi của công ty thương mại (công ty trách nhiệm hữu hạn s.r.o., công ty cổ phần a.s., đối tác kinh doanh k.s.) hoặc hợp tác xã mà lại là thành viên công ty (thu nhập từ nguồn tài sản) – ghi chép từ những cuộc họp hội đồng công ty hoặc từ những cuộc họp thành viên hợp tác xã, tất nhiên qua đó đã chia lợi nhuận giữa các thành viên với nhau và những chứng từ về việc trả thuế.
- d) Người ngoại quốc là thành viên trong quy chế cá thể (ví dụ: giám đốc công ty cổ phần s.r.o.) và có thu nhập do giữ chức vụ trong công việc (thu nhập phụ thuộc vào chức vụ và thời gian giữ chức vụ) – xác nhận thu nhập cá nhân bình quân lương sạch hàng tháng trong hợp đồng chức vụ làm việc, ở đó quy định hàng tháng trong hợp đồng chức vụ làm việc, ở đó quy định đưa ra tiền công hoặc ghi trong biên bản họp hội đồng công ty hoặc trong cuộc họp thành các thành viên, quy định tiền công cho thành viên thuộc tổ chức cá thể kèm với giấy phép làm việc của phòng lao động.
- e) Người ngoại quốc là thành viên hợp tác xã, thành viện công ty hoặc là chủ công ty s.r.o., hay đối tác kinh doanh k.s, làm việc cho công ty hay trong hợp đồng làm việc, ở đó quy định đưa ra tiền công hoặc ghi trong biên bản họp hội đồng công ty hoặc trong cuộc họp thành viên, quy định tiền công cho thành viên, quy định tiền công cho thành viên thuộc tổ chức cá thể kèm với giấy phép làm việc của phòng lao động.
- f) Những chứng từ xác nhận những khoản tiền trợ cấp cho những người nước ngoài bởi nhà nước mà nười đó là công dân của nước đó hay nước khác, tại đó khoản tiền trợ cấp được cho người này, với điều kiện khoản này phải đạt tới mức quy định.
- g) Trong trường hợp rằng, người ngoại quốc hoặc người được tính cùng họ cũng không có thu nhập nào, thì viết giấy cam kết rằng người được đề cấp tới này không có thu nhập nào khác.
Chứng từ trích lục giấy tội phạm – đối với những người trên 15 tuổi
Chứng từ đảm bảo về chỗ ở trên nước Séc
- Chứng từ về căn hộ hoặc nhà riêng
Chứng minh bằng bản chính hay bản sao công chứng từ phòng quản lý nhà đất, hoặc hợp đồng mua bán trong phụ lục đánh dấu tài sản riêng gửi tới phòng quản lý nhà đất hay
- Chứng từ về quyền sử dụng căn hộ
Đưa ra chứng minh bằng bản chính hoặc bằng bản sao công chứng hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê lại nhà, hợp đồng về chỗ ở hoặc những hợp đồng có nội dung thương tự.
Nếu là giấy tờ đảm bảo chỗ ở, nếu trong trường hợp người đệ đơn đưa ra để chứng minh bằng bản hợp đồng ký với người cho thuê laijc ăn hộ, thì cũng phải trình văn bản đồng ý của người chủ căn hộ. nếu trong trường hợp người chủ cho thuê là tư nhân, thì trong hợp đồng phải chính người đó ký ngay
- Xác nhận bằng văn bản của người có quyền (chủ sở hữu. người thuê, thành viên hợp tác xã) với chữ ký được công chứng đồng ý cho người nước ngoài ở.
– Không yêu cầu công chứng nếu người sở hữu ký đồng ý trước nhân viên có thẩm quyền của Bộ nội vụ.
Nếu đồng ý cho người đệ đơn ở thì được xem như là sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản, mà có một phần trong tài sản đó cùng chung với nhiều người khác thì người ngoại quốc bắt buộc phải được tất cả những người có cổ phần đồng ý, cổ phần của họ trong bất động sản đó phải đạt tới mức đa số.
Nếu sự đồng ý cho người đệ đơn được xem như là sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản mà nó đứng tên chung vợ chồng thì phải tính tới sự đồng ý cho người nước ngoài ở của một người nhưng với điều kiện rằng người thứ hai trong vợ chống không nói là việc đó không có giá trị.
Nếu khi người cung cấp chỗ ở là nười đi thuê, thì quyền cung cấp chỗ ở được chứng minh bằng việc trình hợp đồng thuê nhà có giá trị giữa người thuê và chủ sở hữu tài sản, và trong trường hợp là nội dung hợp đồng thuê với điều kiện người có tài sản đồng ý cho người thuê cho những người khác ở tiếp trong căn hộ, và người đệ đơn cũng phải đưa ra trình văn bản đồng ý chỗ ở của người thuê lại.
Cha mẹ đồng ý, hoặc là người đại diện về mặt luật pháp khác, hoặc người đứng ra bảo lãnh trước luật pháp, về việc trẻ em định cư trên lãnh thổi Séc.
Giấy tờ cần thiết này cần được bổ sung, nếu đó không phải là đoàn tụ gia đình với cha mẹ này mà bằng người đạiu diện hay người bảo lãnh, sự đồng ý này là phải có.
Trách nhiệm bổ sung những giấy tờ cần thiết này liên quan tới những người nước ngoài tới 18 tuổi.
TH, HQ (theo tài liệu hướng dẫn tại các phòng dịch vụ cư trú Bộ nội vụ)
Nguồn congdong